Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm associate director và assistant director (Trợ lý giám đốc). Vậy, associate director là gì và những kỹ năng cần có của một associate director chuyên nghiệp là gì. Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để hiểu rõ hơn.

Associate director là gì?

Associate director dịch sang tiếng việt có nghĩa là Phó giám đốc. Đây là vị trí mà bạn có thể tiếp cận với các nhà lãnh đạo một cách gần nhất.

Phó giám đốc là: “Phó giám đốc là người giúp Giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình. Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc”.

Associate director là gì – đó là vị trí Phó giám đốc trong doanh nghiệp

Chức năng và nhiệm vụ của Associate director đó là giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc.

Phó giám đốc còn phải chủ động, tích cực triển khai và thực hiện nhiệm vụ được phân công. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả của hoạt động đó.

Có một thực tế ở các doanh nghiệp hiện nay đó chính là không phân công rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các vị trí trong công ty. Đặc biệt là Phó giám đốc. Điều này làm cho hoạt động công ty, các công việc quan trọng không được thực hiện hiệu quả.

Quyền hạn của Associate director là gì?

Tất nhiên, quyền hạn của các Phó giám đốc là thực hiện theo sự ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc.

Có thể thấy rằng, Phó giám đốc phụ thuộc hoàn toàn vào Giám đốc. Tuy nhiên, trong từng doanh nghiệp cũng như tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp mà Phó giám đốc lại có cơ cấu khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào bản hợp đồng dân sự trong lúc thuê Phó giám đốc hoặc các văn bản điều chỉnh khác của mỗi doanh nghiệp.

Phó giám đốc phụ thuộc hoàn toàn vào giám đốc

Các kỹ năng cần có của một Associate director là gì?

Hầu hết các Phó giám đốc đều có trình độ học vấn cao. Cụ thể là bằng cử nhân hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Hoặc những công việc có liên quan đến công việc của họ như: Bằng luật, hành chính công…

Và ngoài ra để trở thành một Phó giám đốc chuyên nghiệp bạn cần phải có những kỹ năng, phẩm chất sau đây:

Kỹ năng giao tiếp

Đây là một kỹ năng cần có và rất quan trọng không chỉ với vị trí Phó giám đốc mà với bất cứ một vị trí công việc nào. Giao tiếp tốt, thông minh sẽ giúp bạn làm tốt trong các buổi thảo luận, thương thảo với đối tác, với cấp dưới nhanh chóng và cụ thể nhất.

Mặt khác, việc giải thích tới cấp dưới, đối tác về các chính sách, quyết định từ ban giám đốc cũng trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Bên cạnh hãy tìm hiểu thêm về Lead trong marketing.

Kỹ năng đưa ra quyết định

Thường trong công ty vai trò của Phó giám đốc gắn chặt với vai trò của các giám đốc điều hành CEO. Vì vậy họ phải thay ban giám đốc ra những quyết định cần thiết khi giám đốc vắng mặt. Và kỹ năng đưa ra quyết định giúp công tác vận hành doanh nghiệp tốt hơn.

Đưa ra quyết định là kỹ năng cần có của một Phó giám đốc

Lãnh đạo và quản lý

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý rất quan trọng đối với một Phó giám đốc. Bởi nhiệm vụ của bạn đôi khi là thay mặt các giám đốc, tổng giám đốc thực hiện dẫn dắt tổ chức thông qua việc chỉ đạo chính sách, con người, tài nguyên.

Phó giám đốc thực hiện công tác định hình, chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp thông qua kế hoạch kinh doanh, công việc giám sát nhân sự và ngân sách.

Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian

Phó giám đốc cần phải biết xác định, giải quyết những công việc nội bộ trong doanh nghiệp. Bạn cần phải đảm bảo nhìn nhận các thiếu sót. Đồng thời triển trai giải pháp phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

Mặt khác, quản lý thời của mình cũng là một kỹ năng cần có cho một Phó giám đốc chuyên nghiệp. Tùy vào tính chất công việc từ quan trọng đến ít quan trọng mà bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý.

Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về Associate director là gì. Bên cạnh đó bạn cũng nắm rõ được những kỹ năng, phẩm chất cần có của một Phó giám đốc. Nó không chỉ có kiến thức mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Chúc bạn thành công!