Marketing, Branding, PR và Advertising khác nhau như thế nào?
Những cụm từ này thường được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông xã hội nhưng để phân biệt thấu đáo thì không hề đơn giản. Marketing, PR, Branding và Advertising là 4 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thường bị gộp chung thành 1, không chỉ người dùng mà những doanh nghiệp mới vào thị trường cũng thường hay nhầm lẫn những thuật ngữ này. Hiểu rõ bản chất của của từng thuật ngữ sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược tiếp thị tốt nhất cho chiến dịch của mình.
1. Bạn có thực sự hiểu về Marketing và thế nào là Marketing?
Theo Philip Kotler – “cha đẻ” của marketing hiện đại định nghĩa: “Marketing là một dạng hoạt động của của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” (Marketing từ A đến Z – Philip Kotler)
Có thể hiểu, marketing là những nỗ lực mà doanh nghiệp tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, biến những nhu cầu đó thành cơ hội thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp (bán sản phẩm, dịch vụ). Marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để phát hiện nhu cầu của người tiêu dùng, tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó, truyền tải chúng đến khách hàng và thu về lợi nhuận. Có thể nói Marketing là một khái niệm bao trùm rất rộng lên những khái niệm khác.
2. Vậy thế nào là Branding? Branding và Marketing có mối quan hệ thế nào?
Branding là cách doanh nghiệp xây dựng những ấn tượng, cảm nhận về thương hiệu của mình trong tâm trí cũng như trái tim người tiêu dùng. Branding giúp thương hiệu của bạn định vị được mình ở đâu trong tâm trí khách hàng, khiến họ nhớ về sản phẩm của bạn với những điểm nổi bật mà sản phẩm của bạn hướng tới. Điều này rất quan trọng vì đây là tiền đề giúp bạn tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình.
Ví dụ hoạt động Branding rất thành công của một số thương hiệu như khi nhắc đến đồ ăn nhanh bạn sẽ nghĩ ngay đến Lotteria, KFC, McDonald’s… dầu gội trị gàu thì nghĩ ngay đến Clear, Head&Shoulder… Khi ai đó bước ra khỏi khu mua sắm cao cấp này với một hay nhiều túi màu đỏ đặc trưng của Parkson, bạn có thể biết được phần nào địa vị, thu nhập của người ấy. Người mua không những mua sản phẩm mình cần đồng thời cũng mua luôn những giá trị tinh thần, thương hiệu Parkson đem lại: sang trọng, thành đạt, đắt tiền và sành điệu.
Để làm được điều này thì có rất nhiều cách và công cụ, một trong số đó là là PR và Advertising.
>>> Xem thêm: Ưu điểm vượt trội của Video Marketing trong công cuộc xây dựng thương hiệu
3. Vậy PR (Public relations)nằm ở đâu trong bản đồ Marketing? PR có là Branding?
PR có thể hiểu đơn giản là cách mà doanh nghiệp quản lý hình ảnh của mình thông qua một bên thứ 3 như báo chí, người nổi tiếng… Hoạt động PR của doanh nghiệp chính là phân tích xem ai là những người có khả năng tác động đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và thuyết phục họ chấp nhận truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến công chúng. Bên thứ 3 này thường là báo chí, các kênh truyền thông, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng….
Đặc biệt trong PR, doanh nghiệp không hoàn toàn làm chủ được thông điệp về nội dung và hình ảnh doanh nghiệp của mình, điều này phụ thuộc vào cách mà bên thứ 3 lan truyền thông tin.
4. Như vậy có nghĩa Quảng cáo (Advertising) nằm trong Marketing?
Advertising hay còn gọi là quảng cáo, đây là khái niệm dễ bị nhầm lẫn với khái niệm Marketing nhất vì nội dung của nó tác động trực tiếp tới sản phẩm hoặc dịch vụ. Quảng cáo chính là một hình thức truyền thông trả phí (hoặc không) nhằm mục đích giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty hay ý tưởng tới khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Khác hoàn toàn với PR, Advertising tấn công trực tiếp vào khách hàng mục tiêu bằng việc nhấn mạnh đặc tính nổi bật, đặc trưng nhất của sản phẩm qua TVC, Print Ad, Radio Ad,… nhằm ghi vào tâm trí ngừơi tiêu dùng những tính năng vượt trội so với các sản phẩm khác.
Quảng cáo có thể có một trong số 4 nhiệm vụ: để thông tin, để thuyết phục, để nhắc nhở, để củng cố thêm quyết định mua hàng. Đây chính là nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Hiểu rõ bản chất của những thuật ngữ trên sẽ giúp các marketer cũng như doanh nghiệp dễ dàng cân nhắc mục tiêu, đối tượng, thời điểm và ngân sách của mình để chọn lựa hoặc kết hợp các hoạt động một cách hợp lý, tạo nên thành công cho chiến dịch tiếp thị của mình!
>>> Xem thêm: Dịch vụ làm Video Quảng cáo
Recent Comments